Dấu hiệu nhận biết thời điểm cần sửa chữa thang máy
Những dấu hiệu dưới đây cho thấy thang máy đã bị lão hóa và cần phải sửa chữa ngay
1. Thang máy hoạt động không ổn định, thường xuyên lỗi:
Thang máy không thể hoạt động bình thường dù đã áp dụng chế độ kiểm tra, bảo trì định kỳ là dấu hiệu cho thấy cần phải sửa chữa ngay.
2. Thực hiện điều khiển không đúng, sai tầng, lệch tầng:
Có một vài trường hợp xảy ra là do có côn trùng chui vào bên trong hộp điều khiển nhưng đa số nguyên nhân là do bộ điều khiển thang máy có vấn đề, những nút trên bảng điều khiển cũng hoạt động chập chờn, khó ra lệnh.
3. Thang máy chạy với tốc độ chậm:
Tốc độ trung bình của thang máy là khoảng 1m/s, nếu thang máy vận hành với tốc độ chậm hơn hơn so với tốc độ ban đầu là dấu hiệu cho thấy thang máy đã xuống cấp. Điều này gây trở ngại lớn đến tình hình lưu thông của tòa nhà, khiến người dùng có cảm giác khó chịu.
4. Thang máy lúc di chuyển gây ra tiếng ồn, rung lắc mạnh:
Bước vào những chiếc thang máy cũ, điều làm người dùng khó chịu nhất chính là tiếng ồn động cơ, tiếng cáp tải kêu cót két, hoặc rung lắc trong quá trình vận hành. Hiện tượng rung lắc thang máy có thể do hệ thống cáp tải lâu năm bị mài mòn nên rất mất an toàn cho người sử dụng.
5. Cửa thang máy khi đóng mở không bình thường:
Thang máy vốn được cấu tạo bởi hệ thống cơ khí phức tạp và được điều khiển bởi hệ thống điện tử thông minh nên khi cửa thang máy đóng mở không êm ái như bình thường thì đó là là dấu hiệu cho thấy thang máy bị xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống cơ khí và hệ thống điện tử bị hao mòn, lão hóa.
– Thang máy hay bị kẹt cửa, nhốt khách:
Thang máy đang di chuyển thì đột ngột dừng lại và nhốt người trong cabin. Sự cố này khiến người sử dụng thang máy cảm thấy rất hoang mang sợ hãi.
– Khi mất điện, hệ thống cứu hộ tự động không hoạt động:
Đây là tình huống báo động về sự mất an toàn của thang máy.
Khi những hiện tượng này xảy ra, bạn cần liên hệ tới công ty thang máy chuyên nghiệp để tiến hành kiểm tra và sửa chữa ngay. Xử lí kịp thời vừa để đảm bảo sự an toàn cho người dùng, vừa tránh để thang máy bị hỏng nặng hơn, sẽ khó khắc phục và tốn thêm chi phí.
Sáng suốt lựa chọn đơn vị sửa chữa thang máy uy tín
Các công ty thang máy uy tín thường kèm theo dịch vụ bảo trì, sửa chữa theo nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, khi lựa chọn mua thang máy bạn phải chú ý đến các dịch vụ này của đơn vị cung cấp. Họ sẽ đáp ứng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất yêu cầu sửa chữa thang máy khi bạn cần.
Có một thực trạng là hiện nay, rất nhiều công ty thang máy đang áp dụng chiêu trò “bẫy” người mua với giá rất rẻ nhưng linh kiện của sản phẩm chỉ được duy trì ở mức độ tối thiểu để hoạt động qua thời hạn bảo hành. Họ sẽ thu lại lợi nhuận ở phần dịch vụ sau bán, từ việc thu hồi linh kiện đến sửa chữa thang máy…
Một kiểu làm ăn kiểu chộp giật khác là khi khách cần sửa chữa, họ tranh thủ “tung hỏa mù” về rất nhiều linh kiện hỏng cần thay thế. Thậm chí, có những trường hợp còn cố tình làm hỏng thiết bị của khách hàng… Thị trường “bát nháo” là thế nên người tiêu dùng phải “chọn mặt gửi vàng”, tránh rơi vào tình trạng vừa mất tiền oan mà thang máy còn bị “phá” thêm.
Để lựa chọn được một công ty sửa chữa thang máy uy tín bạn hãy trả lời 5 câu hỏi:
- Công ty sửa chữa thang máy đó có nhiều kinh nghiệm hay không?
- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao không?
- Phụ kiện thay thế, sửa chữa có chính hãng không?
- Chi phí sửa chữa có đắt không?
- Thời gian sửa chữa có nhanh chóng hay không?
Một lưu ý là bạn nên sử dụng dịch vụ sửa chữa thang máy chính hãng mà bạn đã lắp đặt bởi họ có đầy đủ phụ tùng thay thế và đương nhiên giá luôn rẻ hơn khi mua qua bán lại bởi đơn vị khác. Khi sản phẩm có sự cố, hãng bao giờ cũng cố gắng phục vụ khách hàng tốt nhất để bảo vệ thương hiệu của mình. Bạn cũng cần kiểm soát quy trình sửa chữa thang máy của đơn vị đó, tránh bị họ qua mặt. Khách hàng cần được hiểu thang máy của mình hư hỏng ở mức độ nào? phương án xử lý ra sao? phải thay thế cụ thể thiết bị gì?
Theo Tạp chí Thang máy, quy trình sửa chữa thang máy chuyên nghiệp gồm những bước sau:
1. Khảo sát tình trạng hiện tại của thang máy, kiểm tra kỹ lưỡng từng bộ phận, phát hiện hư hỏng để đưa ra phương án khắc phục tối ưu.
2. Tư vấn cho khách hàng những thiết bị và linh kiện cần thay thế
3. Thảo luận với khách hàng về kế hoạch sửa chữa và báo giá cụ thể
4. Tiến hành sữa chữa
5. Nghiệm thu và bàn giao
6. Bảo hành sản phẩm theo quy định.
Nguồn: (Tạp chí thang máy)